Các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền

timdaily-buy2sell.com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất Việt Nam thực hiện xúc tiến thị trường trên kênh Đại lý phân phối || Tên Acc KHÔNG sử dụng chữ IN HOA|| Tiêu đề bài viết KHÔNG sử dụng chữ IN HOA, đăng số điện thoại, website, giá cả || KHÔNG được sử dụng nhiều Acc để đăng bài || Thành viên KHÔNG Spam diễn đàn || Thành viên không được đăng sản phẩm Trung Quốc || KHÔNG đăng quá 1 bài viết trong 1 chuyên mục|| Hãy đọc nội quy khi tham gia diễn đàn || Hãy kiểm tra thông tin thành viên trước khi hợp tác|| Tin đăng phải có: Thông tin giới thiệu công ty, Nội dung giới thiệu sản phẩm, thông tin liên hệ và chính sách áp dụng đại lý.(Phải có địa chỉ liên hệ cụ thể và điện thoại bàn, nhằm tránh hiện tượng lừa đảo).|| Mọi thắc mắc liên hệ

dangkythuonghieuvihaco

đăng ký thương hiệu
VNĐ
9,522
Nhượng quyền thương hiệu là việc cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được kinh doanh hang hoá hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh bao gồm thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một điểm, khu vực trong một khoảng thời hạn nhất định với một khoản chi phí hay phần trăm doanh thu, lợi nhuận.
Thống kê về nhượng quyền thương mại ở chiều “Vào Việt Nam ” đăng tải trên website của Bộ Công Thương cho thấy, công ty mới nhất được cấp phép hôm 14/5/2018 là JYSK A/S, có quốc tịch Đan Mạch.
JYSK Việt Nam là hệ thống nhượng quyền của Tập đoàn JYSK toàn cầu, cung cấp các sản phẩm cho phòng ngủ, phòng tắm, phòng khách, phòng bếp, đồ trang trí/ gia dụng và đặc biệt là giải pháp căn hộ.
Hiện tại, JYSK đã có mặt trên 41 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, cửa hàng đầu tiên khai trương ngày 28/10/2015 tại Hà Nội, thành phố với khoảng hơn 7 triệu dân.
cac-thuong-hieu-viet-nam-nhuong-quyen-tai-tphcm

CÁC THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM NHƯỢNG QUYỀN:
Đã có 206 doanh nghiệp được cấp phép nhượng quyền thương hiệu cũng theo thống kê của Bộ Công Thương, tính từ năm 2007 đến nay đã có 206 doanh nghiệp với hàng trăm nhãn hiệu được cấp phép nhượng quyền tại Việt Nam với nhiều mô hình kinh doanh, từ sản xuất dược phẩm đến cửa hàng cho thuê xe hay đào tạo bán hàng, cửa hàng tiện lợi, mô hình giáo dục trẻ em, kinh doanh quần áo, giày dép thời trang,… Tuy nhiên, nhiều nhất chính là các chuỗi nhà hàng ăn uống.
Trong số này, có công ty chưa hiện thực hóa việc nhượng quyền bằng điểm kinh doanh cụ thể. Bên cạnh đó cũng có công ty đăng ký từ rất lâu nhưng mới khai trương điểm bán gần đây.
Ví dụ như trường hợp của 7 – Eleven (đăng ký từ 2015 nhưng mới mở cửa hàng năm 2017). Ngược lại, cũng có trường hợp đã thấy hoạt động tại Việt Nam rất lâu nhưng mới đăng ký nhượng quyền gần đây (ví dụ thương hiệu FamilyMart).
Dù vậy, con số thống kê kể trên dường như chưa phản ánh hết mức độ sôi động của thị trường nhượng quyền trong thời gian qua. Trên thực tế, có những thương hiệu dù đã hoạt động trên thị trường nhưng không thấy được ghi nhận trong danh sách.
Hoạt động nhượng quyền thứ cấp (bán lại thương quyền cho các đối tác nhỏ lẻ) sau khi nhận nhượng quyền độc quyền từ nước ngoài cũng diễn ra rất sôi động khiến số lượng các chi nhánh trong từng chuỗi tăng nhanh,…
THỊ TRƯỜNG NHƯỢNG QUYỀN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN GIEO HẠT
Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, thành viên sáng lập và điều hành World Franchise Associated chia sẻ với báo chí, xu hướng các thương hiệu vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục trong 3 năm tới. Trong số này, các thương hiệu từ khu vực (ví dụ như Malaysia, Singapore hay Thái Lan, Philippines) sẽ vào cùng với các nhãn quốc tế.
Tuy vậy, thị trường tại Việt Nam vẫn chỉ ở trong giai đoạn gieo hạt (dù bắt đầu có nhượng quyền từ năm 2009). Trong khi đó, các nước như Malaysia, Singapore đã bắt đầu từ những năm 1980.
Chính vì vậy, vẫn còn rất nhiều thách thức với Việt Nam. Hiện nay, bản thân các nhà đầu tư mua thương quyền nước ngoài vào Việt Nam vẫn chưa hiểu đúng, đủ về mọi thứ liên quan đến thị trường. Bên cạnh những thương hiệu đã rất bài bản, cũng có không ít nhãn hiệu mới nổi, muốn phát triển nhanh như một cách đánh bóng thương hiệu nên chọn Việt Nam, một trong bốn thị trường được đánh giá tiềm năng để nhượng quyền. Các thương hiệu này thậm chí còn chưa hoàn thiện mô hình, quy trình vận hành nên cũng chấp nhận giảm phí nhượng quyền để thu hút người mua.
“Các thương hiệu khu vực vào kinh doanh tại Việt Nam rất cơ hội, chưa nghĩ sâu cho hệ sinh thái. Chính vì vậy, đã có tranh chấp, mâu thuẫn, đổ gãy xảy ra”, bà Phi Vân nói với báo chí.
Do vậy, lời khuyên dành cho các nhà đầu tư Việt Nam là biết chấp nhận tất cả, căn cứ vào tình hình và bối cảnh của mình. Nếu chấp nhận bỏ nhiều tiền để mua nhượng quyền giá cao, thương hiệu đã tốt thì sẽ chỉ cần tập trung vào vận hành, khai thác. Còn nếu bỏ ít tiền thì phải chấp nhận cùng xây dựng, hoàn thiện mô hình với công ty nhượng quyền. Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ mua bán nhượng quyền thương hiệu uy tín nhất tại Việt Nam. Các bạn vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất,
tư vấn MIỄN PHÍ
 
Top